Danh mục

17 dự đoán về social media marketing trong năm 2024

Để đón đầu làn sóng social media marketing trong năm 2024 sắp tới, bạn cần trang bị những thông tin gì? Dưới đây là 17 dự đoán về những thay đổi lớn dành cho các nhà tiếp thị kỹ thuật số. 1. Facebook Nhiều AI và video hơn Facebook triển khai nhiều đề xuất dựa […]

Để đón đầu làn sóng social media marketing trong năm 2024 sắp tới, bạn cần trang bị những thông tin gì? Dưới đây là 17 dự đoán về những thay đổi lớn dành cho các nhà tiếp thị kỹ thuật số.

1. Facebook

Nhiều AI và video hơn

Facebook triển khai nhiều đề xuất dựa trên AI nhiều hơn, chủ yếu bằng cách chèn nhiều Reels hơn vào nguồn cấp dữ liệu của người dùng. Điều này giúp gia tăng mức độ tương tác và thời gian người dùng dành cho ứng dụng cũng tăng lên. Như vậy, các nhà tiếp thị trong năm tới nên tập trung vào việc tạo ra nhiều nội dung thú vị và hấp dẫn hơn trên Reels.

Meta đã học theo TikTok trong việc sử dụng các đề xuất dựa trên phạm vi nội dung, thay vì giới hạn nguồn cấp dữ liệu của mọi người chỉ ở các Trang và những người mà họ theo dõi, các đề xuất đã được nâng cao. AI đã trở thành một công cụ dự đoán ngày càng chính xác về mức độ quan tâm của người dùng.

Mặt khác, phạm vi tiếp cận của các bài đăng dạng liên kết (link post) đã tiếp tục giảm trong năm nay, khi Meta không còn tập trung vào các nội dung dạng tin tức mà chuyển hướng sang giải trí nhiều hơn.

Meta cũng đã có những dự án đầu tiên về AI tạo sinh (Generative AI) cho bài đăng và nhãn dán. Trong tương lai, rất có thể, nền tảng sẽ đưa AI vào trong quy trình hoạt động của mình, bao gồm lời nhắc đăng bài, câu đố do AI tạo ra, các công cụ tạo video…

Chatbot Meta AI

Một trong những sáng kiến AI mang tính đột phá chính của Meta trong năm nay là các chatbot AI cho phép người dùng trò chuyện với người nổi tiếng,hiện có sẵn trên WhatsApp, Messenger và Instagram.

Khi ChatGPT vẫn đang tiếp tục phát triển, chatbots lấy cảm hứng từ trải nghiệm AI tạo sinh được cho là thích hợp để tích hợp trong ứng dụng. Trong tương lai, chatbots có thể thay thế các quy trình tìm kiếm và cho phép người dùng tìm kiếm nội dung thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo rằng, Meta rất có thể sẽ thu hẹp quy mô này trong thời gian tới, để tập trung vận hành AI mang lại nhiều lợi ích hơn.

Tiềm năng phát triển của tính năng Avatar

Sự ra đời của tính năng Avatar từ tập đoàn Meta (trước đây là Facebook) đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc liên kết danh tính người dùng trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến của họ, bao gồm Facebook, Instagram và nhiều dịch vụ khác. Cùng với việc gắn kết các nền tảng này lại với nhau, Meta đang hướng tới việc xây dựng một “metaverse” – một thế giới ảo, nơi mọi người có thể tương tác và kết nối với nhau.

Avatar trên Facebook giúp người dùng tạo ra phiên bản hoạt hình 3D của bản thân, tương tự như Emoji của Apple hoặc Bitmoji của Snapchat. Với tính năng này, người dùng có thể sáng tạo và cá nhân hóa hình ảnh của họ, từ việc sử dụng làm ảnh đại diện cho tới tạo sticker hoặc biểu tượng cảm xúc trong các bài đăng và cuộc trò chuyện.

Hơn nữa, Avatar Meta cho phép người dùng tạo nhân vật kỹ thuật số của họ và sử dụng chúng trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ, người dùng có thể thiết lập avatar để tham gia trò chơi điện tử, tham dự các lớp tập thể dục, hoặc tham gia các cuộc gọi họp trực tuyến. Điều này đánh dấu một phần quan trọng trong sự chuyển đổi của tập đoàn này và tương lai mạng xã hội.

Công nghệ qua kính AR

Ray-Ban Stories glasses và Quest 3 VR headsets là hai sản phẩm đáng chú ý của Meta trong lĩnh vực thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR). Ray-Ban Stories glasses cho phép người dùng chụp ảnh, quay video, nghe nhạc, và thậm chí thực hiện cuộc gọi điện thoại thông qua việc tích hợp loa và microphone. Chúng kết nối với ứng dụng Facebook và cho phép người dùng chia sẻ nội dung trực tiếp.

Trong khi đó, Quest 3 cung cấp một trải nghiệm VR chất lượng cao, giúp người dùng hoàn toàn đắm chìm vào thế giới ảo với cơ hội trải nghiệm trò chơi, phim ảnh, hội nghị ảo, và nhiều ứng dụng giải trí khác. Cả hai sản phẩm đều phản ánh cam kết của Meta trong việc đầu tư và phát triển công nghệ AR và VR.

Công cụ nhắn tin dành cho doanh nghiệp

Nhắn tin là phương tiện truyền thông xã hội mới, ngày càng có nhiều người chuyển sang các nhóm nhắn tin riêng tư để chia sẻ thông tin cập nhật mới nhất của họ thay vì đăng công khai.

Do đó, doanh nghiệp cần tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để duy trì hoạt động kinh doanh quảng cáo. Meta sẽ bổ sung một loạt tùy chọn quảng cáo mới phù hợp với thông điệp, tiếp nối sự phổ biến của “Quảng cáo nhấp để nhắn tin” (Click To Message Ads).

Về cơ bản, nếu muốn tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp sẽ cần xem xét tính năng nhắn tin, như chatbot AI riêng. Meta cũng sẽ tiếp tục phát triển các công cụ nhắn tin kinh doanh mới để tận dụng sự phổ biến của WhatsApp ở nhiều thị trường mới.

2. Instagram

Nhiều AI và video hơn

Giống như người anh lớn của mình, Instagram cũng đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về mức độ tương tác khi kết hợp nhiều đề xuất AI vào nguồn cấp dữ liệu. Điều này không phải lúc nào cũng khiến mọi người hài lòng nhưng đã thúc đẩy thời gian dành cho ứng dụng tăng lên đáng kể.

Instagram đã thử nghiệm nhiều dạng nhãn dán AI và công cụ chỉnh sửa hình ảnh khác nhau (cùng với tóm tắt tin nhắn và đề xuất AI cho câu trả lời DM).

Và cũng giống như Facebook, có nhiều hình đại diện hơn

Instagram đã thử nghiệm các dạng nhãn dán hình đại diện trong năm nay, và nhận thấy ngày càng có nhiều người tương tác thông qua hình đại diện của họ. Đây có thể là một trong những kế hoạch dài hạn của Meta.

Sự phát triển của Threads

Threads được phát triển dựa trên Instagram và chú trọng vào việc chia sẻ nội dung ngắn, tương tự như Twitter. Điều này giúp Threads tận dụng cơ sở người dùng lớn của Instagram và tạo ra một môi trường tương tác chất lượng cao.

Gần đây, Meta đã thể hiện sự cam kết đối với việc phát triển Threads bằng cách tích hợp các tính năng khác nhau, bao gồm khả năng nhắn tin riêng tư (DM) và giao diện lập trình ứng dụng (API). Điều này cho thấy họ có kế hoạch mở rộng và phát triển ứng dụng này.

Threads có tiềm năng để trở thành một đối thủ đáng gờm của Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác trong việc thúc đẩy tương tác và chia sẻ thông tin. Sự cạnh tranh giữa các nền tảng này có thể đánh giá là tích cực, khiến cho các ứng dụng xã hội phải liên tục cải tiến để thu hút và duy trì người dùng. Trong tương lai, khi Threads phát triển đủ mạnh, rất có thể, chúng ta sẽ thấy nền tảng sẽ cho phép các nhà tiếp thị đặt quảng cáo.

Kích hoạt mua sắm AR

Một cơ hội lớn mà doanh nghiệp có thể chớp lấy chính là việc kích hoạt mua sắm ảo trong cuộc sống thực, chẳng hạn như bạn có thể xem một mặt hàng y như thật thông qua phiên bản thế giới ảo tại các cửa hàng.

Meta đã phát triển một loạt các công cụ hiển thị sản phẩm 3D, như một phần của tầm nhìn metaverse và tích hợp trực tiếp công cụ này vào màn hình thực tế.

3. LinkedIn

Chuyển trọng tâm sang AI

LinkedIn đã tập trung toàn lực vào AI sáng tạo hơn bất kỳ nền tảng nào khác, thông qua liên kết với OpenAI thông qua công ty mẹ Microsoft.

Nền tảng đã bổ sung các bản tóm tắt hồ sơ AI tạo sinh, lời nhắc đăng bài trên nguồn cấp dữ liệu, mô tả công việc, hay bài viết cộng tác… Nhưng vào năm 2024, chúng ta kỳ vọng rằng nền tảng này sẽ chuyển trọng tâm sử dụng AI sang nâng cao trải nghiệm của người dùng cũng như cải thiện khả năng khám phá nội dung trong ứng dụng.

Sự kiện ảo và video trực tiếp

Đây là mối quan tâm chính đối với hệ sinh thái nội dung video ngày càng tăng của LinkedIn. Ngày càng có nhiều sự kiện ảo được tổ chức trong ứng dụng và nhiều video được tải lên. Nhưng nếu bạn không theo dõi sự kiện hay không thuộc tệp khách hàng thì video sẽ không tiếp cận được đến bạn.

Hy vọng LinkedIn sẽ cải thiện được điều này, cho phép các sự kiện và video trực tiếp hiển thị ngày trên dòng thời gian chính của tất cả mọi người, thay vì chỉ hiển thị cho những người đã kết nối. Nền tảng cũng có thể tìm cách làm nổi bật hơn các sự kiện trực tiếp khi cho phép hiển thị trên thanh bên của ứng dụng.

Cải thiện bản đồ con đường sự nghiệp

Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp, LinkedIn có khả năng nêu bật các cơ hội và con đường sự nghiệp cho từng cá nhân.

Điều mà nền tảng đã cố gắng xây dựng trước đó, với các công cụ giúp sinh viên đại học vạch ra trọng tâm nghề nghiệp của họ và các chuyên gia hình dung ra hành trình sự nghiệp dựa trên kinh nghiệm của người đi trước.

Bạn có thể không rõ về công việc phù hợp nhất với kỹ năng và sở thích của mình hoặc những bước tiếp theo cần thực hiện trên con đường sự nghiệp. Cơ sở dữ liệu của LinkedIn có thể trợ giúp bạn, với một công cụ cho phép bạn so sánh kỹ năng và kinh nghiệm của mình với hàng triệu người dùng LinkedIn khác, đồng thời cho thấy những người khác ở các vị trí tương tự đã thăng tiến như thế nào.

Cải thiện lời nhắc khuyến khích ứng viên

LinkedIn đã cung cấp các đề xuất về các khóa học LinkedIn Learning có liên quan để nâng cao kỹ năng của từng cá nhân, liên quan đến một vai trò cụ thể, cũng như các đánh giá kỹ năng. Trong tương lai, tính năng này được kỳ vọng là sẽ đưa ra những hướng dẫn giúp người dùng cải thiện kỹ năng của họ hàng tuần và điều chỉnh lại profile cá nhân dựa trên các tips khác nhau.

Sau đó, LinkedIn có thể thêm các phần thưởng khuyến khích, như huy hiệu cho thấy mức độ chủ động của người dùng trong việc cập nhật kỹ năng của họ thường xuyên hoặc mức độ tích cực của họ trong các cuộc thảo luận liên quan trong ứng dụng. Nền tảng này đã từng đạt được thành công với tính năng “Top Voice”, khuyến khích và thúc đẩy mức độ tương tác trong ứng dụng nhiều hơn.

Xác minh ID rộng hơn

Đây thực sự không phải là một dự đoán và LinkedIn đã tuyên bố rằng họ đang ngày càng tập trung vào vấn đề này. Nhưng để chống lại các bot và cải thiện niềm tin vào nền tảng, LinkedIn sẽ mang đến cho nhiều người dùng cơ hội xác nhận ID chính phủ và xác minh hồ sơ của họ trong ứng dụng.

Xác minh LinkedIn

LinkedIn cung cấp phiên bản xác minh miễn phí nhưng họ đang làm việc với các nhà cung cấp bên thứ ba để xác nhận thông tin người dùng, thay vì tự mình kiểm tra.

Mục đích cuối cùng của LinkedIn là sở hữu tất cả các thành viên “xác minh ít nhất một thuộc tính về danh tính nghề nghiệp của họ”, nhằm xác nhận ID của 100 triệu người dùng vào năm 2025.

Đó là mục tiêu khả thi và có giá trị, giúp nâng cao niềm tin của khách hàng và cải thiện mức độ tương tác trong ứng dụng.

Công cụ dành cho người sáng tạo với các ưu đãi nghề nghiệp

LinkedIn cũng muốn khuyến khích những người sáng tạo trong ứng dụng thông qua các phần thưởng về các ưu đãi nghề nghiệp, chẳng hạn như cơ hội thăng tiến. Bằng cách cung cấp trình điều khiển trong ứng dụng để thu hút mọi người, chẳng hạn như thể hiện chuyên môn của họ trong các lĩnh vực phát triển chính.

Mặt khác, bản thân việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên LinkedIn vốn đã là một động lực mạnh mẽ, nhưng chúng ta vẫn hy vọng nhiều hơn thế.

4. TikTok

In-stream shopping

TikTok vẫn đang phải vật lộn để đưa yếu tố mua sắm vào trong ứng dụng tại thị trường phương Tây, mặc dù, đây là xu hướng rất thành công ở Trung Quốc và các nước ở khu vực châu Á.

Mặt khác, chính quyền Indonesia gần đây đã thực thi luật cấm bán hàng hóa trong các ứng dụng social media để bảo vệ các doanh nghiệp địa phương khỏi sự cạnh tranh quốc tế. Điều sẽ mang lại những ảnh hưởng không nhỏ lên ứng dụng.

Tại Trung Quốc, douyin đã bắt đầu được phân nhánh sang các lĩnh vực thương mại mới, bao gồm giao đồ ăn và dịch vụ địa phương, giúp làm nổi bật các video từ người dùng và các doanh nghiệp địa phương.

Mới đây, TikTok đã thử nghiệm tính năng “lân cận” (Nearby), nhằm giúp gợi ý nội dung lân cận đến người dùng nhanh chóng hơn. Tính năng này được kỳ vọng sẽ trở thành trọng tâm vào năm 2024, khi nền tảng đang cố gắng tìm nhiều cách hơn để mở rộng hành vi của người dùng, bằng cách kết hợp dịch vụ giao đồ ăn và danh sách doanh nghiệp địa phương

TikTok đang cần một dịch vụ thương mại lớn, có giá trị để thúc đẩy sự chuyển dịch mua sắm trực tuyến rộng hơn. Danh sách bán lẻ trực tiếp chưa làm được điều đó, nhưng có thể những lựa chọn này sẽ mở ra những con đường mới cho ứng dụng.

TikTok AI

TikTok đã bắt đầu thử nghiệm các công cụ AI tạo sinh, bao gồm các công cụ dịch văn bản sang video và hình ảnh hồ sơ AI. Chúng ta hy vọng, trong năm tới, TikTok sẽ tận dụng AI nhiều hơn, bao gồm việc tích hợp các công cụ chuyển văn bản thành video nói, cho phép người dùng đăng các video clip hoàn toàn do AI tạo ra và mở rộng thử nghiệm chatbot AI, hiện tính năng này đang được thử nghiệm ở một vài khu vực.

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance cũng đang thử nghiệm một chatbot tương tự với hàng triệu người dùng ở Trung Quốc, điều này cho phép công ty tung ra phiên bản tinh tế hơn của trải nghiệm chatbot AI trong TikTok.

Chatbots, cho đến nay, vẫn chưa phải là một cuộc cách mạng trong các ứng dụng truyền thông xã hội. Nhưng chúng phục vụ một mục đích chức năng, đồng thời giữ chân người dùng và một chatbot được liên kết trong TikTok sẽ tạo điều kiện bổ sung giá trị cho ứng dụng, giúp dễ dàng khám phá sản phẩm và phát triển nội dung rộng hơn.

Ngoài ra, Douyin gần đây đã triển khai các quy tắc mới yêu cầu tất cả các tài khoản ảo phải được đăng ký bằng cách xác thực tên thật. Điều này mở ra những cơ hội để các người ảo có thể tiếp quản và trở thành ngôi sao trên mạng xã hội.

Tạm kết

Mọi thứ luôn thay đổi trong thế giới mạng xã hội và thật khó để dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng đây là những dự đoán có khả thi nhất về các xu hướng mới trong năm 2024 của từng nền tảng mạng xã hội. Dữ liệu này cho phép bạn lập kế hoạch triển khai cho giai đoạn tiếp theo.

Nguồn: marketingai.vn

Tags bài viết:

Bình luận đã bị đóng.

Có Thể Bạn Quan Tâm