Danh mục

Ma trận SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT và ứng dụng vào chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing như thế nào?

ma-tran-swot-la-gi-phan-tich-mo-hinh-swot-va-ung-dung

Hiện tại, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp thách thức rất lớn khi nguồn tiêu thụ giảm sâu do ảnh hưởng của đại dịch Covid và xung đột giữa các nước. Hàng loạt doanh nghiệp lớn, nhỏ đóng cửa khi không thể gồng gánh trước sức ép […]

Hiện tại, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp thách thức rất lớn khi nguồn tiêu thụ giảm sâu do ảnh hưởng của đại dịch Covid và xung đột giữa các nước. Hàng loạt doanh nghiệp lớn, nhỏ đóng cửa khi không thể gồng gánh trước sức ép của sự suy giảm thị trường.

Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của một số doanh nghiệp lại là điểm sáng trong thị trường kinh tế đầy biến động. Đa số những công ty này họ tận dụng được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình, từ đó xây dựng nên chiến lược kinh doanh hiệu quả. Điểm chung là họ sử dụng phương pháp phân tích doanh nghiệp để phân tích rủi ro trong kinh doanh. Ma trận SWOT (hay mô hình SWOT) là phương pháp tiêu biểu và tiên phong trong lĩnh vực này. Vậy Ma trận SWOT là gì? Ứng dụng SWOT vào chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là ma trận SWOT?

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu SWOT là gì? SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) hỗ trợ chiến lược trong kinh doanh dành cho doanh nghiệp.

the-nao-la-ma-tran-swot

Ma trận SWOT (hay mô hình SWOT) giúp doanh nghiệp phân tích chiến lược và đánh giá rủi ro, từ đó thiết lập kế hoạch kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Hai yếu tố chính được kết hợp phân tích trong mô hình SWOT là yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp) và yếu tố bên ngoài (bao gồm cơ hội và rủi ro kinh doanh).

Nguồn gốc mô hình SWOT

Giữa những năm 1960 đến 1970, nhóm các nhà kinh tế học của Viện Nghiên cứu Standford gồm: Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã khảo sát hơn 500 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, với mục đích tìm ra nguyên do vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Sau cuộc khảo sát, họ đã tìm ra nguyên nhân và chính thức công bố “Mô hình phân tích SWOT” với mọi người.

Ngay từ ban đầu, mô hình phân tích này có tên gọi là SOFT được viết tắt từ:

  • Satisfactory: Điều tốt hài lòng ở hiện tại
  • Opportunities: Cơ hội có thể khai thác trong tương lai
  • Faults: Sai lầm ở hiện tại
  • Threats: Thách thức có thể gặp trong tương lai

Năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F (Faults) thành chữ W (Weaknesses) và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.

Nội dung phân tích SWOT

Phân tích SWOT bao gồm 6 bước:

  • Sản phẩm: Đánh giá tổng thể về hình thức bên ngoài và chất lượng của sản phẩm.
  • Quá trình: Đánh giá đối thủ và xây dựng chiến lược cho mô hình kinh doanh.
  • Khách hàng: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Phân phối: Tạo thị trường riêng và chia sẻ sản phẩm mục tiêu là tiếp cận nhiều khách hàng.
  • Tài chính: Cân đối nguồn tài chính doanh nghiệp.
  • Quản lý: Phân tích cơ cấu tổ chức, điều hành doanh nghiệp.

Ý nghĩa các thành phần trong mô hình SWOT

Căn bản mô hình phân tích SWOT sẽ cơ cấu theo 4 phần dựa trên việc đánh giá 4 yếu tố bên trong (Strengths, Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities, Threats) với mục đích phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu, hạn chế những nguy cơ và tận dụng tốt cơ hội.

y-nghia-thanh-phan-mo-hinh-swot

  • Điểm mạnh – Strengths: Đây là yếu tố bên trong mang tính tích cực, bạn chỉ cần duy trì và phát huy tốt tố chất này.
  • Điểm yếu – Weaknesses: Đây là yếu tố bên trong mang tính tiêu cực, gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
  • Cơ hội – Opportunities: Là tác nhân bên ngoài mang giá trị tích cực, khi bạn nắm bắt và tận dụng tốt sẽ có lợi cho bạn.
  • Thách thức – Threats: Là tác nhân bên ngoài mang giá trị tiêu cực, gây cản trở và khó khăn cho bạn.

Nhìn chung mô hình SWOT là công cụ giúp bạn phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro và đánh giá chúng. Nhờ vậy, mô hình SWOT được sử dụng nhiều trong việc xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ.

Áp dụng SWOT để thực thi phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh

Phân tích SWOT được thiết kế để tạo điều kiện cho cá nhân hoặc doanh nghiệp có cái nhìn thực tế, dựa trên dữ liệu về điểm mạnh và điểm yếu của mình, cũng như tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro khi vận hành tổ chức.

Áp dụng ma trận SWOT trong phân tích chiến lược kinh doanh thường sẽ không bắt buộc bạn làm theo cấu trúc cố định. Bạn chỉ cần nắm được 4 yếu tố cơ bản của ma trận là: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) và triển khai chúng theo sơ đồ mà bạn cảm thấy dễ hiểu nhất thì sẽ phát huy được tính năng của SWOT.

Dưới đây là 2 mô hình SWOT phổ biến trong phân tích kế hoạch kinh doanh:

Mô hình 2×4: 2 hàng 4 cột

mo-hinh-swot-2-hang-4-cot

Mô hình 2×2: 2 hàng 2 cột

mo-hinh-swot-2-hang-2-cot

Ngoài ra, bạn có thể sáng tạo thêm các dạng mô hình SWOT khác nhau về hình thức hay chi tiết nội dung. Điều quan trọng là mô hình bạn thiết kế phải rõ ràng, chi tiết và đúng trọng tâm thì việc phân tích chiến lược kinh doanh mới nhanh chóng và hiệu quả.

Phát huy điểm mạnh

Đây là bước đầu tiên trong quá trình phân tích SWOT của doanh nghiệp. Khi phác thảo mô hình của mình, bạn đừng quá bận tâm về việc đi sâu vào chi tiết lúc đầu. Hãy tập trung nghĩ đến thế mạnh của mình, cố gắng liệt kê càng thực tế càng tốt, đồng thời so sánh với các đối thủ cạnh tranh để xác định được thế mạnh chủ lực của doanh nghiệp.

Ví dụ: Đối với doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo. Điểm mạnh hiện tại là hình thức đóng gói bên ngoài bắt mắt, chất lượng sản phẩm được đa số người tiêu dùng đánh giá cao (thông qua các hình thức khảo sát), nguồn khách hàng tiêu thụ ổn định, sản phẩm đa dạng và có chỗ đứng trên thị trường…

Khắc phục điểm yếu

Bên cạnh các thế mạnh thì luôn tồn tại các điểm yếu cần khắc phục trong doanh nghiệp. Ngay lúc này, bạn cần phải xem xét tổng thể quá trình và nhìn nhận một cách trung thực những điểm chưa tốt đang cản trở cho sự phát triển doanh nghiệp. Bạn phải tự đặt câu hỏi cho chính mình về sự khó khăn và bất lợi ở thời điểm hiện tại. Từ đó, tìm hướng đi đúng đắn cho mình.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn hay phải chật vật trong mảng nào? Vì sao khách hàng chọn sản phẩm đối thủ cạnh tranh mà không chọn bạn?…

Tận dụng cơ hội

Cơ hội là những yếu tố bên ngoài có tác động tích cực đến sự phát triển doanh nghiệp. Có thể là: nhu cầu khách hàng tăng, thị trường mở rộng, sự suy yếu của đối thủ cạnh tranh… Tất cả tạo thành bước đệm hoàn hảo. Nếu bạn nắm bắt và tận dụng thích hợp, doanh nghiệp của bạn sẽ vươn lên tầm cao mới trong hệ thống kinh doanh.

Chuyển hoá rủi ro, thách thức

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, không ít lần bạn đứng trước những nguy cơ, thách thức. Sẽ là những rủi ro được phân tích và cảnh báo từ trước như: sự tăng giá của nguyên vật liệu, nhu cầu khách hàng thay đổi, sự ra đời của hàng loạt đối thủ cạnh tranh… kèm theo là những thách thức không lường trước được như đại dịch Covid-19 năm 2021 vừa qua. Việc bạn cần làm là xây dựng chiến lược, cơ cấu doanh nghiệp thật vững chắc để hạn chế tối đa những rủi ro giúp bạn trụ vững trước tác động từ bên ngoài.

Áp dụng SWOT để thực hiện phân tích và đưa ra chiến lược Marketing

ap-dung-mo-hinh-swot-cho-chien-luoc-marketing

Tương tự, ma trận SWOT là công cụ không thể thiếu góp phần cho sự thành công trong các chiến lược phát triển Marketing. Đa phần doanh nghiệp có chiến lược marketing tốt thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển. Khi phân tích các vấn đề trên ma trận, bạn cũng phải dựa vào các yếu tố cơ bản bên trong (Strengths, Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities, Threats).

Trong marketing, trước khi đưa ra chiến lược, bạn phải áp dụng ma trận SWOT để phân tích tổng quát về công ty. Trong đó, yếu tố bên trong thường là: mục tiêu và định hướng của công ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, năng lực và hiệu quả hoạt động, uy tín thương hiệu, tài chính,… Các yếu tố bên ngoài cần thiết là môi trường, xu hướng tiêu dùng,…

Khi đã nắm rõ các yếu tố cơ bản thì bạn có thể mở rộng mô hình SWOT bằng cách kết hợp các yếu tố lại để tìm ra những chiến lược phù hợp. Dưới đây là 4 chiến lược phổ biến mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Chiến lược S-O (Strengths – Opportunities): Sử dụng điểm mạnh khai thác cơ hội.
  • Chiến lược W-O (Weaknesses – Opportunities): Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội.
  • Chiến lược S-T (Strengths – Threats): Sử dụng thế mạnh để loại bỏ nguy cơ.
  • Chiến lược W-T (Weaknesses – Threats): Chuẩn bị những kế hoạch thiết thực để hạn chế rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

Việc kết hợp những yếu tố sẽ giúp bạn có những góc nhìn đa chiều cũng như tổng thể về chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Hơn nữa với việc đề ra các chiến lược sẽ giúp bạn vận dụng các yếu tố trong việc giải quyết vấn đề một cách tốt hơn.

Với những thông tin vừa chỉa sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về mô hình SWOT (hay ma trận SWOT). Mô hình này không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp, marketing mà còn áp dụng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Hãy thử vận dụng mô hình SWOT để phân tích các vấn đề, bạn sẽ vô cùng bất ngờ với kết quả mà nó mang lại. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan:

Tags bài viết:

Bình luận đã bị đóng.

Có Thể Bạn Quan Tâm